Phân loại các vật liệu chống cháy dựa trên tiêu chuẩn Châu Âu
Trong trường hợp hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng con người luôn là ưu tiên hàng đầu. Toàn bộ cư dân của tòa nhà phải được nhanh chóng sơ tán, và khoảng thời gian thoát hiểm này phụ thuộc rất nhiều vào tính chất và khả năng chịu lửa của vật liệu xây dựng được sử dụng.
Để tạo điều kiện và tối ưu hóa quá trình thoát hiểm, Liên Minh Châu Âu đã thông qua Tiêu chuẩn EN13501, đưa ra quy trình phân loại phản ứng cháy của các vật liệu khác nhau. Các phân loại này đã được thống nhất và so sánh dựa trên các phương pháp thử giống nhau và hiện đang được sử dụng làm tài liệu tham khảo ở các nước trên thế giới.
Dưới đây là một số phản ứng và khả năng chống cháy để phân loại vật liệu, sản phẩm:
Phản ứng với lửa
Vật liệu và sản phẩm có thể được phân chia thành 7 Euroclass khác nhau dựa trên cách chúng phản ứng với lửa. Để có thể hiểu được cách phân loại này, việc xem xét khái quát hiện tượng bùng lửa đột ngột - hay còn gọi là “flashover” là rất quan trọng, khi mà các vật liệu dễ gây cháy không phải là nguyên nhân tạo lửa, gây ra do việc tăng nhiệt độ phòng quá mức kéo theo sự bùng lửa đột ngột.
A1 Không tự trở thành nhiên liệu gây cháy (vật liệu không cháy). Có thể kể đến bê tông, kính, thép, đá tự nhiên, gạch và sản phẩm từ gốm sứ.
A2 Ít trở thành nhiên liệu trong đám cháy và không có khả năng bùng lửa “flashover”. Các vật liệu và sản phẩm tương tự thang A1 nhưng với một tỷ lệ nhỏ thành phần hữu cơ.
B Vật liệu cháy - rất hạn chế tạo thành ngọn lửa nhưng lại có khả năng bùng lửa “flashover”. Các vật liệu thuộc thang này có thể kể đến tấm thạch cao và một số loại gỗ có khả năng chống cháy.
C Vật liệu dễ cháy, gây bùng lửa “flashover” ở phút thứ 10. Các vật liệu và sản phẩm thuộc thang này bao gồm bọt phenolic, hoặc tấm thạch cao với lớp phủ dày hơn.
D Vật liệu dễ cháy, có thể bùng lửa “flashover” trong vòng chưa đến 10 phút. Thang này có thể kể đến các vật liệu và sản phẩm không có lớp bảo vệ, phản ứng với của chúng thay đổi dựa trên độ dày và mật độ.
E Vật liệu dễ cháy, gây bùng lửa “flashover” trong vòng chưa đến 2 phút. Các vật liệu và sản phẩm trong thang này bao gồm ván sợi mật độ thấp hay hệ thống cách nhiệt bằng nhựa tổng hợp.
F Vật liệu không xác định. Các vật liệu và sản phẩm liên quan chưa được thử nghiệm.
S
Độ mờ của khói. Thang khói được chia thành 3 cấp:
- S1: Độ mờ và tạo khói thấp
- S2: Độ mờ trung bình và tạo khói
- S3: Độ mờ cao và tạo khói
D
Dựa vào việc tạo đốm lửa/ các hạt, thang đốm lửa được chia thành các cấp:
- D0: Không bắn đốm lửa
- D1: Bắn ra đốm lửa tốc độ chậm
- D2: Bắn ra đốm lửa tốc độ cao
Khả năng chống cháy
Mỗi vật liệu xây dựng sẽ có các phản ứng riêng biệt khi tiếp xúc với lửa và độ chống cháy của vật liệu được đo lường dựa trên thang đo dưới đây. Thang phân loại này được biểu thị bởi các con số (theo số phút: 15, 30, 45, 60, 90, 120, 180, 240 hay 360) chỉ ra thời gian mà vật liệu có thể chịu được lửa. Ví dụ, REI 90 chỉ ra khả năng của vật liệu xây dựng về tải trọng chịu lực (R), độ toàn vẹn (E) và khả năng cách nhiệt (I) trong vòng 90 phút.
R Khả năng của vật liệu xây dựng để bảo tồn đặc tính cơ học và khả năng chịu tải trong một đám cháy thông thường chẳng hạn như các vật liệu cột, dầm, tường, sàn.
E Khả năng của cấu trúc ngăn chặn được lửa, khói đi vào khu vực không bị ảnh hưởng bởi đám cháy.
I Khả năng hạn chế truyền nhiệt của vật liệu.
W - M - C - K
Ngoài ra còn có vài thông số quan trọng khác như:
W (bức xạ) Khả năng ngăn chặn lửa không truyền đến khu vực không bị ảnh hưởng do nhiệt thừa.
M (Tác dụng cơ học) Khả năng chống lại tác động do sự phá vỡ cấu trúc của phần tử khác gần đó.
C (Tự động đóng) Khả năng đóng cửa chính và cửa sổ để ngăn chặn lửa lan rộng ra mà không cần đến sự can thiệp của con người.
K (Lớp phủ chống cháy) Khả năng bảo vệ của lớp phủ tường và trần.
Nguồn: ArchDaily
--------------------------------------
AVA architects - Thiết kế, thi công trọn gói - Liên hệ ngay để được tư vấn
Hotline: 0988 088 411 (Mr. Vũ) / 0906 4747 58 (Mr. Lam)
Địa chỉ: 29 Nguyễn Sơn Trà, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng