Nắm bắt ngay 5 quy luật bất biến trong thiết kế nội thất
𝘽𝙖̣𝙣 𝙢𝙪𝙤̂́𝙣 𝙩𝙪̛̣ 𝙢𝙞̀𝙣𝙝 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙝𝙤́𝙖 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙜𝙞𝙖𝙣 𝙨𝙤̂́𝙣𝙜 𝙝𝙖̀𝙞 𝙝𝙤̀𝙖, 𝙣𝙜𝙝𝙚̣̂ 𝙩𝙝𝙪𝙖̣̂𝙩, 𝙝𝙤̛̣𝙥 𝙥𝙝𝙤𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙪̉𝙮 𝙣𝙝𝙪̛𝙣𝙜 𝙫𝙖̂̃𝙣 đ𝙖̉𝙢 𝙗𝙖̉𝙤 đ𝙖́𝙥 𝙪̛́𝙣𝙜 𝙩𝙤̂́𝙩 𝙣𝙝𝙖̂́𝙩 𝙘𝙤̂𝙣𝙜 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙨𝙪̛̉ 𝙙𝙪̣𝙣𝙜 𝙘𝙝𝙤 𝙣𝙜𝙤̂𝙞 𝙣𝙝𝙖̀ 𝙘𝙪̉𝙖 𝙢𝙞̀𝙣𝙝? 𝘊𝘶̀𝘯𝘨𝘼𝙑𝘼 𝘯𝘢̆́𝘮 𝘣𝘢̆́𝘵 𝘯𝘨𝘢𝘺 5 𝘲𝘶𝘺 𝘭𝘶𝘢̣̂𝘵 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘣𝘪𝘦̂́𝘯 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘶 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘪𝘦̂́𝘵 𝘬𝘦̂́ 𝘯𝘰̣̂𝘪 𝘵𝘩𝘢̂́𝘵 𝘮𝘢̀ 𝘤𝘢́𝘤 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂𝘯 𝘨𝘪𝘢 𝘭𝘶𝘰̂𝘯 𝘵𝘶𝘢̂𝘯 𝘵𝘩𝘦𝘰 𝘯𝘢̀𝘰!
𝟭. 𝗤𝘂𝘆 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗰𝗮̂𝗻 𝗯𝗮̆̀𝗻𝗴 (𝗕𝗮𝗹𝗮𝗻𝗰𝗲)
Trong thiết kế nội thất quy luật cân bằng là sự đối xứng, cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng, bài trí đồ nội thất... (có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật trên tường nhà, hay các yếu tố khác cấu thành không gian nội thất). Sự cân bằng trong thiết kế nội thất có 3 loại chính đó là cân bằng đối xứng, cân bằng bất đối xứng và đối xứng tâm.
Cân bằng đối xứng: Khi căn phòng được chia làm hai phần giống nhau. Thiết kế này tạo cảm giác gọn gàng, thẩm mỹ. Áp dụng đối xứng nếu yêu thích một không gian có trật tự, dễ phỏng đoán.
Cân bằng bất đối xứng: khi một bên của căn phòng khác đồ nội thất hoặc kiến trúc nhưng tạo cảm giác có trọng lượng nhìn tương đương, tạo ra một không gian cân bằng nhưng giữa đối tượng này với đối tượng khác. Cân bằng bất đối xứng mang thêm sự cuốn hút thú vị cho không gian nội thất.
Đối xứng xuyên tâm: là thiết kế có một điểm làm trung tâm từ đó tỏa ra theo hình xoắn ốc. Đối xứng xuyên tâm thường dùng để thiết kế cầu thang trong những căn phòng lớn, trần cao...cũng có thể tạo bằng những tấm thảm tròn, ghế sofa cong, những đồ vật nội thất có đường cong.
Cân bằng bất đối xứng: khi một bên của căn phòng khác đồ nội thất hoặc kiến trúc nhưng tạo cảm giác có trọng lượng nhìn tương đương, tạo ra một không gian cân bằng nhưng giữa đối tượng này với đối tượng khác. Cân bằng bất đối xứng mang thêm sự cuốn hút thú vị cho không gian nội thất.
Đối xứng xuyên tâm: là thiết kế có một điểm làm trung tâm từ đó tỏa ra theo hình xoắn ốc. Đối xứng xuyên tâm thường dùng để thiết kế cầu thang trong những căn phòng lớn, trần cao...cũng có thể tạo bằng những tấm thảm tròn, ghế sofa cong, những đồ vật nội thất có đường cong.
𝟮. 𝗤𝘂𝘆 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗻𝗵𝗮̂́𝗻 𝗺𝗮̣𝗻𝗵 (𝗘𝗺𝗽𝗵𝗮𝘀𝗶𝘀)
Mỗi căn phòng nên có một hoặc một vài điểm nhấn. Điểm nhấn là nơi thu hút thị giác của căn phòng, tất cả các thiết kế nội thất khác (màu sắc, kết cấu, kích thước và vị trí của đồ vật) đều hướng thị giác đến điểm đó. Sự nhấn mạnh được tạo ra bởi sự sắp đặt các yếu tố 1 cách hợp lý. Hoặc đặt chúng ở vị trí đáng được chú ý bằng cách dùng sự tương phản, có nghĩa là làm chúng nổi bật lên bằng những nét đặc trưng như màu sắc, hình dạng, tỉ lệ.
𝟯. 𝗤𝘂𝘆 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗻𝗵𝗶̣𝗽 đ𝗶𝗲̣̂𝘂 (𝗥𝗵𝘆𝘁𝗵𝗺)
Nhịp điệu trong thiết kế nội thất hướng tới sắp xếp theo bố cục lặp lại. Nhịp điệu thường tạo ra một dòng chảy êm đềm liên tục của tầm nhìn trong một căn phòng. Nhịp điệu có thể tạo nên bằng 3 cách đó là: sự lặp lại, dùng chuỗi và dùng sự liên tục. Người thiết kế nội thất thường có thể sử dụng tất cả các hình thức của nhịp điệu trong một bố cục.
Nhịp điệu lặp lại các đối tượng: Các đối tượng lặp lại tạo ra nhịp điệu, có thể lặp lại về màu sắc hoặc các đồ nội thất.
Nhịp điệu từ sự liên tục: Nhịp điệu liên tục là cách hướng mắt nhìn liên tục từ điểm này sang điểm khác. Nhịp điệu tạo ra bằng cách chuyển đổi ổn định, trong thiết kế kiến trúc ví dụ như vòm, gờ phào trong phòng, các giá để đồ…
Nhịp điệu từ chuỗi các đối tượng: Chuỗi ở đây được coi như thay đổi về hình dáng từ lớn sang nhỏ hoặc ngược lại.
𝟰. 𝗤𝘂𝘆 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗰𝗮̂𝗻 𝘅𝘂̛́𝗻𝗴 𝘃𝗮̀ 𝘁𝘆̉ 𝗹𝗲̣̂ (𝗣𝗿𝗼𝗽𝗼𝗿𝘁𝗶𝗼𝗻 𝗮𝗻𝗱 𝘀𝗰𝗮𝗹𝗲)
Luật cân xứng là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng giữa chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh. Ví dụ: một căn phòng nhỏ không thể đặt vào một chiếc giường quá to, và ngược lại. Cân xứng và tỷ lệ mang tính tương đối tuy nhiên cần hết sức lưu ý để tránh sự thô kệch lệch lạc trong bài trí nội thất.
𝟱. 𝗤𝘂𝘆 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 đ𝗼̂̀𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 (𝗛𝗮𝗿𝗺𝗼𝗻𝘆) ️
Mỗi đồ vật bổ sung cho thiết kế đồng nhất của căn phòng. Sự đồng nhất hoặc hài hòa tạo nên sự liên kết giữa các yếu tố trong 1 diện mạo. Hài hòa nội thất dựa trên một tập hợp các yếu tố chung (hình dáng, màu sắc, sắp xếp, vật liệu, kiểu dáng …). Nội thất căn phòng có một mạch liên tục, không có gì phá cách hoặc vượt quá tỉ lệ thông thường, mọi thứ trong căn phòng có cùng một tone màu. Đây chính là điều hướng đến khi trang trí nội thất một cách hài hòa. Nếu thích phong cách hài hòa bạn có thể thực hành bằng cách chọn trước đối tượng nội thất chính rồi từ đối tượng này chọn lựa đối tượng khác tương đồng về tính chất với nó.
Thiết kế nội thất cần có những quy luật nhất định. Những quy luật trong thiết kế nội thất này nhằm giúp bạn để có thể tạo nên không gian tiện nghi, dễ sử dụng nhất cho gia chủ. Ngoài những quy luật như vậy, sự sáng tạo và xu hướng nổi bật cũng là yếu tố quan trọng đối với một thiết kế. Hãy cùng AVA tìm ra thiết kế phù hợp, tiện nghi nhất cho ngôi nhà của bạn nhé.